Hướng dẫn vệ sinh hệ thống năng lượng mặt trời đúng cách

Vệ sinh là một trong những việc rất cần thiết trong công tác bảo trì, bảo dưỡng nhằm giúp hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động ổn định và lâu dài.

  

1. Vệ sinh tấm pin mặt trời

1.1. Tại sao phải vệ sinh tấm pin mặt trời?

Tấm pin mặt trời là nơi hấp thu trực tiếp bức xạ mặt trời, chuyển hóa quang năng thành điện năng cho hệ thống hoạt động. Việc bụi bẩn, mảnh vụn bám trên bề mặt tấm pin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng điện mà hệ thống tạo ra.

Nghiên cứu tại trang trại năng lượng mặt trời 1,6MW ở Moutain View (California, Mỹ) của Google cho thấy vệ sinh hệ thống năng lượng mặt trời là “cách để tối đa hoa năng lượng mà chúng tạo ra”. Làm sạch các tấm pin giúp tăng gấp đôi sản lượng điện của hệ thống, ngược lại, sản lượng điện có thể giảm tới 36% trong một năm nếu không bảo dưỡng định kỳ.

 

Nghiên cứu chỉ ra vệ sinh tấm pin mặt trời sẽ giúp tối đa hóa sản lượng điện mặt trời

Các nghiên cứu tương tự cũng cho thấy mưa có thể làm sạch các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời được làm sạch chuyên nghiệp định kỳ có sản lượng điện cao hơn 12% so với các tấm pin được làm sạch bằng nước mưa.

1.2. Hướng dẫn vệ sinh tấm pin mặt trời đúng cách

Để vệ sinh tấm pin mặt trời, cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ngắt kết nối mảng PV khỏi biến tần bằng cách tắt công tắc DC trong hộp nối điện.

- Bước 2: Chuẩn bị một bộ vệ sinh chuyên dụng bao gồm xà phòng, bàn chải mềm,…

- Bước 3: Trộn xà phòng với nước, pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì.

- Bước 4: Nhúng bàn chải vào hỗn hợp nước xà phòng rồi lau chùi nhẹ nhàng lên bề mặt.

- Bước 5: Rửa sạch bằng vòi xịt áp suất thấp.

- Bước 6: Chờ các mô-đun khô ráo rồi bật lại công tắc.

 

Vệ sinh đúng cách sẽ giúp tấm pin mặt trời hoạt động ổn định và lâu dài

Lưu ý: Không để xà phòng khô trên tấm pin mặt trời vì sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu năng lượng của tấm pin. Nếu không đảm bảo rửa sạch xà phòng thì chỉ nên vệ sinh tấm pin bằng nước sạch.

1.3. Những lưu ý khi vệ sinh tấm pin mặt trời

- Tắt hệ thống điện mặt trời PV: Để đảm bảo an toàn cho người lẫn hệ thống, cần tắt hệ thống trước khi tiến hành vệ sinh, tránh xảy ra sự cố trong trường hợp dây điện tiếp xúc với nước.

- Sử dụng vải/bàn chải mềm để lau chùi: Nếu lau chùi bằng vật sắt nhọn có thể làm trầy xước bề mặt tấm pin, dẫn đến giảm hiệu suất hoặc gây hư hỏng mô-đun. Với những tấm pin được lắp đặt thấp thì có thể dễ dàng lau chùi bằng bàn chải mềm hoặc vải mềm, còn với những tấm pin được lắt đặt trên cao thì hãy dùng những loại bàn chải chuyên dụng có tay cầm dài.

- Không sử dụng chất liệu ăn mòn để vệ sinh: Chất tẩy rửa có thể làm sạch nhanh hơn nhưng chúng cũng khiến tấm pin bị ăn mòn nhanh hơn, làm giảm tuổi thọ thiết bị.

- Không giẫm lên tấm pin: Tuy được thiết kế để chịu ảnh hưởng ngoại lực nhưng các tấm pin vẫn có khả năng bị vỡ hoặc trơn trượt. Việc giẫm lên tấm pin có thể sẽ khiến tấm pin bị hư hại hay thậm chí là gây nguy hiểm cho người vệ sinh.

- Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất: Mỗi sản phẩm sẽ có các đặc điểm khác nhau, vì vậy người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường hướng dẫn sẽ được in trên bao bì hoặc có trên website của nhà sản xuất.

- Không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh: Việc sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, dẫn đến bề mặt tấm pin sễ bị rạn nứt.

 

Cần lưu ý trong quá trình vệ sinh tấm pin mặt trời

Vệ sinh tấm pin mặt trời là công việc tương đối đơn giản và người dùng hoàn toàn có thể tự làm được. Tuy nhiên, trong trường hợp các tấm pin được lắp đặt quá cao thì người dùng nên thuê đội ngũ có kỹ năng và tay nghề để tránh những sự cố đáng tiếc.

2. Vệ sinh biến tần

Biến tần được xem là trái tim của hệ thống năng lượng mặt trời nên công tác vệ sinh biến tần cũng rất quan trọng.

Biến tần bị nhiều bụi, bụi bẩn bám vào nhôm tản nhiệt nhiều sẽ khiến quạt thông gió giảm hiệu suất hoạt động. Nếu biến tần luôn hoạt động ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến linh kiện bị lão hóa, nhanh hư và thường xuyên bị lỗi. Nếu biến tần hoạt động trong môi trường có nhiều bụi bẩn dẫn điện như mạt sắt, than thì có thể gây ngắn mạch và nổ biến tần.

Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị của biến tần như hệ thống làm mát, các board mạch, giắc cắm, điểm tiếp xúc bằng chổi quét, khăn lau và khí nén, dung dịch chuyên dụng để giúp máy hoạt động hiệu quả.

 

Biến tần trước và sau khi được vệ sinh

Nhìn chung, công tác vệ sinh hệ thống năng lượng mặt trời tương đối đơn giản và không chiếm nhiều thời gian nhưng lợi ích của công việc này rất lớn. Việc thường xuyên theo dõi kiểm tra và vệ sinh sẽ giúp người dùng đánh giá được tình trạng của hệ thống năng lượng mặt trời, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.



Blog khác
Hộ gia đình có nên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện lấy từ ánh sáng mặt trời, đây là nguồn năng lượng sạch và đang được sử dụng rất nhiều trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù điện năng lượng mặt trời càng ngày càng được biết đến rộng rãi nhưng tỷ lệ hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời là tương đối thấp. Có nên sử dụng điện năng lượng mặt trời hay không? Đây là mối băn khoăn của rất nhiều gia đình hiện nay.

Hướng dẫn vệ sinh bơm năng lượng mặt trời đúng cách

Bảo trì, bảo dưỡng là công tác quan trọng để hệ thống bơm năng lượng mặt trời hoạt động ổn định và lâu dài. Trong đó, công tác vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng, góp phần giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.

Hướng dẫn vệ sinh đèn năng lượng mặt trời đúng cách

Như đã biết, đèn năng lượng mặt trời thường được thiết kế hiện đại và bền chắc hơn so với các loại đèn thông thường. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên vệ sinh đèn đúng cách thì đèn cũng sẽ dễ bị giảm hiệu suất làm việc hoặc nghiêm trọng hơn là hư hỏng thiết bị.

Tổng kết hoạt động của công ty 9 tháng đầu năm 2022
Hội thảo Chương trình hỗ trợ đại lý tăng doanh số